Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

THÂY KỆ CHÚNG NÓ !

http://nguyencuvinh.wordpress.com/2012/04/12/c%E1%BA%A7n-nghiem-c%E1%BA%A5m-m%E1%BB%99t-vi%E1%BB%87c/#more-3208


Họp báo đầu năm, táo giao thông tuyên bố kể từ năm 2012, nếu xảy ra tình trạng cháy xe, bộ của táo sẽ đứng ra chịu trách nhiệm (http://dantri.com.vn/c20/s20-553661/bo-gtvt-se-chiu-trach-nhiem-ve-cac-vu-chay-no-xe.htm).
Dân tình rất xúc động và khâm phục táo giao thông. Thế rồi chẳng biết làm sao mà xe vẫn tiếp tục cháy, cháy hàng chục vụ, có vụ thiệt hại nhiều tỉ đồng (http://www.tienphong.vn/xa-hoi/Index.html?TopicID=535) nhưng vẫn chẳng thấy ai chịu trách nhiệm.

Dân tình bức xúc đi tìm táo giao thông để hỏi về lời cam kết trước đây của táo thì chẳng thấy táo đâu cả. Họ bèn gửi email cho Ngọc hoàng. Ngọc hoàng cho gọi táo giao thông lên chầu. Táo giao thông bèn phóng một quả Landcuiser V8 không quên mang theo một số quà biếu cho Ngọc hoàng, dọc đường đi táo còn suýt mất mạng vì tai nạn giao thông. Lên đến cung đình, chưa đợi Ngọc hoàng nói hết câu, táo giao thông thì thầm ngay vào tai Ngọc hoàng rằng :

“ Xe cháy kệ chúng nó, thần im lặng là có lý do cả đấy, cứ để cho xe cháy, tự nhiên cháy, cháy bất kỳ lúc nào, dân tình sợ hãi không dám đi xe nữa, bãi giữ xe không nhận giữ xe, kẻ chưa có xe sẽ không mua xe nữa, chắc chắn sẽ hạn chế được xe. Chưa hết, thần còn có sáng kiến thu thêm các loại phí hạn chế xe cá nhân, phí bảo trì đường bộ… phí chồng phí mặc kệ, trái pháp luật cũng chẳng sao, dân tình phản đối thây kệ chúng nó, miễn là thu được nhiều tiền vào ngân sách để bù vào các khoản thất thoát do tham nhũng, do quản lý yếu kém.
Bệ hạ cứ yên trí đi, thần đi lên từ công tác đoàn thanh niên, rất có kinh nghiệm trong việc hô hào rồi. Thẩn sẽ tiếp tục hứa kể cả hứa lèo, thần sẽ tiếp tục hô hào dù chẳng ai thèm nghe, thậm chí thần sẽ nổ vang hơn sấm, thần sẽ cạnh tranh với Thiên lôi. Thiên hạ đã gọi thần là “hét bay”, “táo nổ” nhưng thần đang phấn đấu thành “táo sấm” hay “táo thiên lôi”.
Để phục vụ cho công tác chính trị, thần sẽ tiếp tục sáng tác ca khúc và sẽ phấn đấu, thậm chi sẽ chạy chọt để mau giành giải Lô-ben đầu tiên về cho Việt Nam nữa. Hiện tại thần chỉ chịu khó bị tai lại để nghe dân chúng hạ giới nó chửi, chửi chán thì thôi lo gì, thần cũng đã dặn vợ con như vậy rồi. Do đó thần rất yên tâm công tác và sẽ tiếp tục sáng tác ra nhiều cái mà chính bệ hạ (trời) còn không biết..”
Ngọc hoàng nghe xong gật gù : “táo giao thông nói có lý, thây kệ chúng nó…”

(Tác giả Thiên Lôi)
.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Quản lý đô thị và giao thông bằng đầu đất sét

.


Đây là văn hóa giao thông của thành phố tự hào văn minh hiện đại nhất nước
 
 
- Từ sau năm 1975, đô thị và giao thông đô thị ở Việt Nam đã phát triển một cách hoang dã. Đó là hệ quả của một thời đưa những người không có một chút am hiểu lên quản lý đô thị và giao thông đô thị.

Nhà cửa và các khu dân cư cho xây dựng bừa bãi không theo một tiêu chí quy hoạch hợp lý nào. Xe gắn máy cho nhập về thả cửa và không hề nghĩ gì đến việc phát triển hệ thống giao thông công cộng.
 
Quốc lộ 1 A là xương sống giao thông Bắc Nam, là huyết mạch vận hành và phát triển kinh tế của cả nước mà đến bây giờ nhiều đoạn vẫn còn như con đường làng. Trong khi đó thì cách đây hơn 10 năm, dồn hết tiền của vào xây dựng con đường Trường Sơn đầy tốn kém để rồi bỏ không và lại tốn tiền duy tu bảo dưỡng hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Chưa nói là nhờ con đường nầy mà bọn lâm tặc, bọn kinh doanh gỗ lậu đã phá tan nát hết núi rừng Trường Sơn gây ra những trận lũ càng ngày càng dồn dập và khốc liệt cho vùng đồng bằng miền Trung.
 
Những tưởng sau hơn 35 năm, thế hệ những người quản lý sau nầy có học hành bài bản hơn. Nhưng những gì họ làm ra cho thấy phần lớn họ cũng chỉ là những cái đầu đất sét.
 
Trước hết là những con đường ven biển mà hầu như tỉnh nào có bờ biển cũng đua nhau làm để tăng quỹ đất. Những cái đầu đất sét ấy cứ đều đều cách mép biển chừng 100 mét là vẽ một con đường và cho như vậy là đẹp. Không có cái đầu nào hiểu rằng đường ven biển là con đường du lịch. Con đường đó phải có lúc ăn sát ra biển để có cảnh quan và có lúc đi sâu vào trong để tạo ra quỹ đất du lịch biển và để bảo tồn những làng ngư dân ven biển lâu đời.
 
Con đường từ Phan Thiết đến mũi Kê Gà là một minh chứng hùng hồn cho những cái đầu đất sét quy hoạch giao thông. Con đường ấy cứ đều đặn bò sát mép biển, chỗ nào mép đất nhô ra thì nhô ra theo, chỗ nào mép đất thụt vào thì thụt vào theo một cách ngây ngô. Con đường ấy làm cho đất phía bên biển quá hẹp không thể xây dựng công trình du lịch được, còn đất phía bên trong thì chỉ còn xây dựng nhà phố chứ không thể nào phát triển khách sạn lớn hoặc các khu resort, du lịch to đẹp đúng chuẫn được vì du khách muốn ra biển thì phải băng qua đường.(xem bản đồ đường từ Phan Thiết đi mũi Kê Gà)(hoặc xem đây)
 
Ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng được ca ngợi là có đầu óc lắm nhưng con đường ven biển từ Sơn Trà vào đến Ngũ Hành Sơn thì cũng được vạch ra ngây ngô không khác gì đường Kê Gà. Từ Sơn Trà vào đến Bắc Mỹ An dài gần chục cây số, con đường cứ đơn điệu chạy sát mép biển. Ở khu vực biển tuyệt đẹp nầy chỉ có thể xây dựng được các khách sạn cở 2, 3 sao như khách sạn Mỹ Khê là cùng. Đoạn từ Bắc Mỹ An vào Non Nước, may mắn là trước khi vạch ra con đường, đã có khu resort Furama nằm sát biển, do vậy con đường chạy tránh vào trong tạo ra một quỹ đất du lịch ven biển rất đẹp nép theo khu Furama. Nhờ vậy mà thu hút được hàng loạt dự án đầu tư lớn vào du lịch ăn ttheo khu Furama.(xem bản đồ đường Hoàng Sa ven biển Đà Nẵng)(hoặc xem đây)
 
Nhưng cũng hết sức buồn cười, kể từ đó chạy vào đến cửa Đại (Hội An) dài gần 20km, con đường cứ thế đều đều chạy sâu trong đất liền không có một chỗ nào nhô ra sát biển để có được cảnh quan biển, thật là đáng tiếc.
 
Trong đô thị thì những cái đầu đất sét thể hiện rất rõ qua các biển báo giao thông và cách phân luồng. Lấy Sài Gòn là một đô thị tự hào là văn minh, hiện đại nhất nước ra đơn cử.
 
Đến tận bây giờ thì một số giao lộ phức tạp mới xây mới có biển chỉ đường. Vẫn còn rất nhiều giao lộ khác chưa có biển chỉ đường như giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh- chân Cầu Thủ Thiêm, giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh- chân cầu Sài Gòn, vòng xoay Dân Chủ, vòng xoay Phù Đổng, vòng xoay Quách Thị Trang…Và những biển chỉ đường đến những địa điểm quan trọng như sân bay, ga xe lửa, bưu điện trung tâm, chợ Bến Thành, bệnh viện lớn, tòa thị chính, dinh Thống Nhất, ngã tư Hàng Xanh, ngã tư Bãy Hiền…hầu như không có. Người dân làm ăn cạnh những giao lộ đã quá bực mình vì bị khách đi đường hỏi đường nên phải tự vẽ những bảng chỉ đường như sau để bớt bị phiền hà. Thật không còn gì bôi bác chế độ hơn thế này!
 
* Bị phiền vì bị hỏi đường quá nhiều, người dân tự chế bảng chỉ đường
 
Một thành phố hiện đại thì phải có hệ thống biển báo thật khoa học để cho bất cứ ai muốn tìm đường cũng không cần phải dừng xe hỏi đường. Điều nầy tôi thường viết báo nói đi nói lại rất nhiều lần từ 20 năm qua nhưng những cái đầu đất sét chỉ biết “kiếm chát” không hề nghĩ đến.
 
Còn việc phân luồng thì hết sức tùy tiện, không am hiểu một chút gì về vận trù học. Cứ hứng lên thì cho hàng loạt đường thành một chiều. Thấy rối tinh lên lại điều chỉnh về như cũ. Chuyện ấy cứ lặp đi lặp lại ở Sài Gòn khá nhiều lần.
 
Việc phân làn xe cũng rất bất nhất giữa các địa phương. Trên Quốc lộ 13, đoạn ở Sài Gòn thì cho xe tải và xe con đi chung làn nhưng qua Bình Dường thì xe tải và xe con lại tách riêng ra. Tương tự như vậy với quốc lộ 1A giữa Sài Gòn và Đồng Nai. Kiểu cố tình bất nhất như vậy là nhằm mục đích gì nếu không phải là để tạo điều kiện cho cảnh sát giao thông kiếm ăn?
 
Những bất hợp lý trong giao thông nói chung và trong giao thông đô thị nói riêng thể hiện qua các chuyện nhỏ như: biển báo, cách phân làn, các quy định…kể ra không thể nào hết.
 
Biển báo dưới chân cầu Thủ Thiêm, hướng đi Đại lộ Đông Tây với rất nhiều chữ khiến người đi đường khó có thể đọc hết nếu không dừng lại. Ảnh: H.C. /nguồn VNE
 
Một biển báo thay thế biển báo “cấm” ở trên được thành viên của một diễn đàn trên Internet đưa ra để dạy quan chức giao thông đầu đất sét.
 
 
 
Gần 40 năm sau hòa bình, tôi tin là đã có một thế hệ quản lý mới được cho ăn học và có bằng cấp chuyên môn đàng hoàng. Tôi vốn tôn trọng nhà cầm quyền nên không tin rằng đám quan chức quản lý mới ấy chỉ toàn là phường giá áo túi cơm, toàn là bọn bằng cấp giả hoặc bằng thật học giả như dư luận khắp nơi luôn râm ran. Nhưng những gì tôi thấy các vị ấy làm, chỉ trong lãnh vực quản lý đô thị và giao thông, thì không thể nào làm tôi không tin rằng đầu óc các vị ấy chỉ toàn là đất sét. Mà đỉnh cao đất sét ấy là ngài bộ trưởng Đinh La Thăng. Còn ai cao hơn nữa không, tôi không biết nên không dám nói.
 
Tại sao tôi phải tin rằng các vị là đầu đất sét? Vì tất cả những điều tôi nói ở trên là những kiến thức cơ bản mà một học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông một cách nghiêm túc đều phải biết, không cần đến trình độ chuyên ngành gì cao siêu ghê gớm như bằng cấp của các vị ghi.
Và thành thật xin lỗi những vị quan chức khác, số rất ít thôi, không phải là đầu đất sét.


Đọc thêm :
Biển báo có như không
Qua đoạn đường tại góc ngã ba đường Phan Đình Giót (đi ra đường Trường Sơn, sân bay Tân Sơn Nhất) -Phan Thúc Duyện (hướng đường Cộng Hòa, Trường Chinh) – Phổ Quang (ra đường Hoàng Minh Giám, công viên Gia Định) hẳn người đi đường sẽ ngạc nhiên khi thấy một biển báo bằng gỗ đặt gần lòng đường bên phải với nội dung hướng dẫn các hướng đi, đồng thời kèm thêm câu “Đừng hỏi+ cảm ơn”!
 
 
Tại góc ngã ba đường Phan Đình Giót – Phan Thúc Duyện – Phổ Quang, dù đã có biển báo “xịn” nhưng người dân vẫn phải dòm tấm biển tự chế này.
 
Chúng tôi càng ngạc nhiên khi thấy mấy bác xe ôm tại đây không ngồi trên xe để chờ khách mà rủ nhau ngồi… vệ cỏ. Hỏi ra mới biết mấy bác sợ… bị hỏi đường. Người sáng chế ra biển báo này là ông Nguyễn Văn Hiếu, làm nghề xe ôm 3 năm tại khu vực này.
 
Ông Hiếu cho biết: “Từ đầu năm 2011 đến nay, ngoài việc chạy xe ôm tôi phải kiêm thêm “nhiệm vụ” chỉ đường cho người dân không dưới 100 lần mỗi ngày. Gần 2 tháng nay tôi đã tự chế đến 5 cái biển hướng dẫn người đi đường. Chất liệu “biển” bằng bìa carton, hoặc bằng gỗ nên chữ bị mờ hết. Sắp tới tôi đành bỏ ra một ngày công để làm cái biển bằng sơn dầu, nắng mưa sẽ không bay chữ nữa, đồng thời sáng đi làm thì đem theo biển, tối mang về.
 
Theo nhóm xe ôm, mặc dù đã có biển báo nhưng người dân vẫn cứ hỏi đường vì biển báo đặt sát góc ngã rẽ đường Phan Đình Giót -Phan Thúc Duyện, chữ nhỏ và hơi cao trong khi khu vực ngã ba này rất rộng. Hơn nữa biển chỉ dẫn hướng Lăng Cha Cả nhưng hiếm ai hỏi đường này mà chỉ hỏi đường Trường Chinh, Cộng Hòa.
 
Tương tự, tại vòng xoay công trường Dân Chủ (hướng đi ga Sài Gòn) người dân cũng đã làm biển tự phát vì quá nhiều người hỏi hướng đi ga Sài Gòn. Hay ở khu vực ngã tư Cao Thắng -Nguyễn Thị Minh Khai, một người dân bán áo mưa ở vỉa hè cũng đã tự chế cái biển để hướng dẫn chị em đường đi đến Bệnh viện Từ Dũ. Ngoài ra, trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM nhiều biển báo hiện nay bị che khuất bởi những tán cây. Đường Chu Văn An, giao với đường Đinh Bộ Lĩnh là một ví dụ. (nguồn: Giao thông vân tải)
 
.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Giao thông tại VN

http://bocau.net/blog/bocaunews/13623-bao-my-noi-giao-thong-vn-may-phai-nhin-tao-di-chu.html

"Mày phải nhìn tao đi chứ" – Đó là nhận xét của trang tin Huffington Post (Mỹ) về văn hóa giao thông ở Việt Nam.

Trang tin Huffington Post của Mỹ hình tượng hóa giao thông Việt Nam như một đàn cá lớn tràn vào lòng đường, nhảy một vũ điệu hỗn độn. Vũ điệu này lặp lại từng phút trên đường phố, khiến nơi đây trở thành chốn nguy hiểm nhất trên đất nước.

Huffington Post đề cập thêm: Những vấn đề về giao thông Việt Nam tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, trong khi cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng đầy đủ. Đường hẹp, giao thông đông đúc dẫn tới tình trạng ùn tắc trong giờ cao điểm. Xe máy thi nhau xả khói, bóp còi inh ỏi, tràn lên cả vỉa hè. Người lái xe không quan sát khi lao ra đường hoặc rẽ, quay đầu ở các điểm giao cắt.

Cũng theo Huffington Post, người đi bộ trên đường phố Việt Nam giống như đang tham gia chơi phiên bản thực tế của game Frogger (Đưa ếch qua đường). Trong game này, người chơi phải điều khiển cho ếch của mình vượt qua chuỗi các phương tiện giao thông dày đặc. Tương tự như vậy, người đi bộ qua đường ở Việt Nam hết phải tránh xe bus chèn ép, xe máy chen chúc lại tới tránh xe thồ, bán hàng rong.

Báo Mỹ nói giao thông VN: ’Mày phải nhìn tao đi chứ’ - Tin180.com (Ảnh 1)
Giao thông Việt Nam trên ảnh của Reuters

Trong khi đó, trang CBSnews của Mỹ ví giao thông Việt Nam như “địa ngục”, tham gia giao thông ở Việt Nam như dấn thân vào một cuộc phiêu lưu mà kết thúc không biết sống chết thế nào.

Trang này còn viết khi tham gia giao thông Việt Nam, muốn sống sót trở về, cần trang bị còi to, phanh chuẩn và phải gặp cực nhiều may mắn.

CBS mô tả lại tình trạng giao thông ở Việt Nam: rất ít người dừng lại trước đèn đỏ, hồn nhiên ngoặt sang đường, không cần để ý tới phương tiện đang di chuyển phía sau mình. Khoảng cách giữa các phương tiện giao thông chỉ là gang tấc. Nhiều xe không gắn gương vì sợ sẽ hấp dẫn bọn trộm.

Hãng tin BBC của Anh từng ví giao thông Việt Nam nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS. Số lượng người tham gia giao thông tử vong mỗi năm không khác gì cảnh có một dịch bệnh nghiêm trọng tràn qua đất nước.


Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Phí lưu hành xe ở VN cao gấp 20 lần ở Mỹ?

http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/phi-luu-hanh-xe-o-vn-cao-gap-20-lan-o-my-c46a442869.html

“Ngay ở Mỹ, nơi thu nhập bình quân đầu người cao gấp 50 lần so với Việt Nam, mức phí cũng chỉ 150 USD, ít hơn từ 10 đến 20 lần so với đề xuất của Bộ GTVT"-Trích bản tin Đài Truyền hình Việt Nam.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị thông qua đề án thu phí lưu hành phương tiện cá nhân với mức thu mỗi xe máy là 500.000 đồng đến một triệu đồng/năm; mỗi ô tô từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng/năm.

Mục đích của việc thu phí này là hạn chế sự gia tăng của phương tiện cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông.

Đã có một số ý kiến lo ngại rằng, việc có thêm quá nhiều khoản phí sẽ khiến đời sống nhân dân gặp khó khăn. Một số ý kiến khác băn khoăn về tính thiếu công bằng khi tổ chức thu phí bình quân theo đầu phương tiện và quan trọng hơn cả là liệu rằng, việc thu phí có góp phần làm giảm ùn tắc giao thông hay không?

Từ vài tháng qua, doanh thu cửa hàng ô tô của ông Tuấn (Hà Nội) giảm đi khoảng 70 – 80%. Ông Nguyễn Tuấn - Giám đốc công ty TNHH Trương Phúc An - cho biết, đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải thu phí từ 20 – 50 triệu đồng/năm với mỗi xe ô tô cá nhân đang khiến cửa hàng này nằm bên bờ vực phá sản.

Phí lưu hành xe ở VN cao gấp 20 lần ở Mỹ?, Tin tức trong ngày, phi luu hanh xe, bo gtvt, thu phi luu hanh, thu phi luu hanh phuong tien, phi giao thong, han che xe ca nhan, un tac giao thong, giao thong do thi, bao, tin hay, tin hot, tin tuc
Cảnh tắc đường thường thấy ở Hà Nội

“Lúc mới nghe, tôi thấy rất bất ngờ, rất sốc và không hiểu ai tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải, vì thực sự đó là không công bằng. Thứ nhất là bản thân cái xe, như anh đã biết, nó chịu phí ở Việt Nam quá lớn. Nếu thêm mức phí bảo trì từ 20 – 50 triệu, chiếc xe để trong gara không đi, đi ít cũng bằng cái xe chạy nhiều trên đường. Mà nếu vấn đề này được thông qua, thì những chiếc xe có biển như chúng tôi đang kinh doanh xe cũ thì chúng tôi buộc phải giải thể, không còn cách nào khác" - Ông Tuấn nói.

Mỗi chiếc ô tô ở Việt Nam đang phải gánh tất cả 12 loại thuế và phí. Giá một chiếc ô tô nhập khẩu về Việt Nam trung bình đắt gần gấp ba lần so với giá thành của nhà sản xuất. Chính vì vậy, hầu hết các ý kiến phản đối đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải đều cho rằng, việc áp dụng phí lưu hành ô tô với mức 20 – 50 triệu đồng mỗi năm là không công bằng.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngay cả ở Mỹ, nơi thu nhập bình quân đầu người cao gấp 50 lần so với Việt Nam, thì mức phí này cũng chỉ 150 USD, tức là ít hơn từ 10 đến 20 lần so với đề xuất của Bộ Giao thông vận tải.

Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải thì lại không đặt vấn đề liệu thu phí có công bằng hay không đối với những người sử dụng ô tô…

Tôi nộp phí hạn chế xe để hạn chế tôi?

http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/toi-nop-phi-han-che-xe-de-han-che-toi-c46a444498.html

“Việc dùng cụm từ "phí hạn chế xe cá nhân" nghe không thuyết phục lắm vì chẳng nhẽ tôi nộp phí để hạn chế tôi. Theo tôi, không thiếu gì cách để hạn chế xe cá nhân nên không cần thu phí hạn chế xe cá nhân, vì nghe nó không thuận tai lắm”, Chủ tịch Hiệp Hội ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi.

Là Chủ tịch Hiệp Hội ô tô Việt Nam, quan điểm của ông thế nào khi Bộ Giao thông đề xuất thu phí hạn chế phương tiện cá nhân?
Hiện nay Bộ Giao thông đã đổi tên phí lưu hành phương tiện cá nhân thành phí hạn chế phương tiện cá nhân. Vừa qua, Hiệp Hội ô tô Việt Nam đã họp tổng kết và đã có bàn một số nội dung liên quan đến các loại phí. Riêng với phí hạn chế phương tiện cá nhân thì quan điểm của Hiệp hội là không nên thu vì nhiều lý do.
Thứ nhất, với xe máy: hiện nay cả nước có 35 triệu xe, số lượng này là nhiều thật nhưng xe máy chủ yếu là của cán bộ công nhân viên chức dùng để đi làm hoặc một số người có thu nhập thấp dùng để kiếm sống, do đó không nên thu phí hạn chế xe cá nhân với xe máy. Nếu hạn chế xe máy thì nên điều chỉnh bằng phí nhập khẩu hoặc phí trước bạ không nên thu phí những người đã có xe máy.

Tôi nộp phí hạn chế xe để hạn chế tôi?, Tin tức trong ngày, han che xe ca nhan,phi luu hanh xe, bo gtvt, thu phi luu hanh, thu phi luu hanh phuong tien, phi giao thong, han che xe ca nhan, un tac giao thong, giao thong do thi, bao, tin hay, tin hot, tin tuc
Chủ tịch Hiệp hội ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng

Thứ hai, với ô tô: quan điểm của tôi là cũng không nên thu với ô tô.
Hiện nay, theo báo cáo của Bộ Giao thông, cả nước có hơn 61.000 ô tô, trong đó theo thống kê của Hiệp hội có hơn 5000 ô tô sử dụng cho hoạt động taxi và các trường lái xe. Đây là những phương tiện đã nộp thuế theo doanh nghiệp, nếu bây giờ phải nộp thuế hạn chế phương tiện cá nhân với các đối tượng này thì sẽ dẫn đến việc hàng loạt đơn vị vận tải phá sản. Doanh nghiệp nào tồn tại thì sẽ tăng giá cước, cuối cùng dân sẽ chịu giá cước cao.
Mặt khác, dùng cụm từ phí hạn chế xe cá nhân nghe chừng cũng không thuyết phục lắm vì chả nhẽ, tôi nộp phí để hạn chế tôi? Theo tôi, không thiếu gì cách để hạn chế xe cá nhân cho nên không nên thu phí hạn chế xe cá nhân, vì nghe nó không thuận tai lắm.
Thực ra với số ô tô trên, nếu so với dân số không phải là nhiều nhưng so với hạ tầng của ta quá yếu kém thì cần phải hạn chế thôi. Việt Nam vẫn đang còn nghèo ô tô chứ không phải giàu. Cả nước mới có hơn 1,7 triệu ô tô; trong khi đó, các nước trong khu vực ở thủ đô người ta có tới 3-4 triệu ô tô còn Thủ đô Hà Nội chỉ có 500.000 ô tô thì không phải là nhiều.

- Tuy nhiên, với lượng phương tiện gia tăng chóng mặt như hiện nay, nếu không có giải pháp mạnh có thể tương lai sẽ không có đường để đi. Ông nói sao về điều này?
Hiện nay ô tô đang phải chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Với 2 loại thuế này thì một chiếc ô tô ở Việt Nam đã đắt gấp 2-3,5 lần các nước trong khu vực. Thêm phí trước bạ 20%, phí đăng ký xe từ 2 triệu lên 20 triệu…Với các loại phí này thì ngành công nghiệp ô tô đang kêu trời rồi.
Doanh số bán ra của các hãng ô tô trong tháng 1, 2 rất thấp, có khả năng còn thấp nữa vào các tháng tới nên tôi nghĩ những giải pháp đó đã đủ sức hạn chế tăng xe cá nhân.
Còn với điều kiện hạ tầng chưa phát triển như hiện nay thì phải hạn chế nhưng không nên dùng giải pháp này mà phải dùng giải pháp khác. Đối với taxi thì cần có quy hoạch bao nhiêu xe thì phù hợp, đơn vị nào hoạt động không hiệu quả, không tốt thì cho giảm đi.
Còn muốn hạn chế nữa thì mỗi năm anh công bố số lượng xe cá nhân tăng bao nhiêu rồi tiến hành cho đấu thầu quyền đăng ký. Ví dụ trong năm 2012 chỉ cho phép tăng thêm 500 xe thì sẽ đấu thầu ai trả giá cao hơn thì được mua quyền đăng ký còn thấp hơn thì chờ năm sau.
Ở Singapore người ta đã làm điều này, hằng năm người ta công bố số lượng xe được phép tăng thêm từng năm một, ai muốn mua xe thì phải đấu thầu quyền mua xe đăng ký. Như vậy là phải hạn chế tăng số lượng xe chứ không nên đánh vào xe đã có rồi.

Tôi nộp phí hạn chế xe để hạn chế tôi?, Tin tức trong ngày, han che xe ca nhan,phi luu hanh xe, bo gtvt, thu phi luu hanh, thu phi luu hanh phuong tien, phi giao thong, han che xe ca nhan, un tac giao thong, giao thong do thi, bao, tin hay, tin hot, tin tuc
Cảnh thường thấy trên các tuyến đường Hà Nội (Ảnh: Ngọc Lân)

- Bộ Giao thông thì cho rằng việc thu phí là để giảm tắc đường, nhưng có ý kiến cho rằng nếu thu theo đầu xe thì vì đã nộp thuế, người ta hoàn toàn có thể điều khiển xe ra đường và như vậy mục tiêu hạn chế sẽ bất thành. Ông nói sao về điều này?
Nói thế là không chuẩn xác lắm, vì để lưu thông xe ra đường còn nhiều chi phí khác nữa chứ đâu cứ phải nộp phí là lái xe ra đường. Không ai cứ nộp phí rồi thì mang xe ra đường chạy cả.

- Rõ ràng là như vậy, nhưng nếu thu qua số lần xe lăn bánh thì sẽ có tác dụng hạn chế xe cá nhân hơn?
Tất nhiên thu trên đầu phương tiện là không có sự công bằng, nhưng phí này có mục tiêu là hạn chế xe cá nhân. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi là không nên thu mà nếu có chỉ nên thu loại phí để hạn chế sự gia tăng của xe cá nhân chứ không nên hạn chế xe cá nhân có rồi.

- Liên quan đến các loại phí này, Hà Nội đang tính chuyện thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm theo hình thức lũy tiến. Quan điểm của ông về việc này thế nào?
Tôi đồng tình việc này. Hiện Hà Nội có một số khu vực nhiều trung tâm thương mai, nhiều cơ quan cho nên xe vào trung tâm thành phố giờ cao điểm sẽ gây ra ách tắc cho nên tôi tán đồng phương án trên nhưng chỉ trong giờ cao điểm. Chủ trương là như vậy nhưng khi tổ chức thực hiện phải có đề án, có nghiên cứu chứ không phải thu được ngay.
Giao thông của Hà Nội hiện nay là giao thông bàn cờ cho nên cần phải nghiên cứu xem đặt bao nhiêu trạm thu phí và đặt ở đâu để thực sự hạn chế xe cá nhân vào trung tâm thành phố cho hiệu quả. Hơn nữa, các trạm thu phí phải áp dụng công nghệ thông minh vì không cẩn thận sẽ gây ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí.

- Mới đây Thường vụ Quốc hội có yêu cầu Chính phủ và Bộ Giao thông báo cáo đề xuất thu phí này trước Quốc hội. Ông mong chờ gì ở các đại biểu Quốc hội?
Đại biểu Quốc hội là do cử tri bầu. Phát biểu của một số đại biểu trong Thường vụ Quốc hội cũng như Chủ tịch Quốc Hội rất sát dân, hiểu được bức xúc của dân. Tôi hy vọng rằng các đại biểu Quốc hội sẽ có quyết định chuẩn xác và với nguyên tắc lấy dân làm gốc, chiếu cố điều kiện cuộc sống của dân hiện nay đang hết sức khó khăn… Tôi hy vọng các đại biểu sẽ thể hiện được mong muốn của người dân.