Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Hình ảnh độc đáo

http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Hinh-anh-doc-nhat-vo-nhi-ve-nhung-kieu-giao-thong-chi-co-o-Viet-Nam/98618.gd


Quăng lưới

 
 Sự cố ngoài ý muốn


 


 
chạy không thoát.

 
 xe đạp chở xe máy


hết chỗ








chỗ ngủ lý tưởng


vượt sông




nơi để xe


mũ bảo hiểm


nghỉ ngơi


tận dụng





















Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Cùng tắc… bí!

http://quechoa.info/2012/01/06/cung-t%E1%BA%AFc-bi/



Chuyện ách tắc giao thông suốt cả năm nay thiên hạ bàn tán không biết mệt, bàn mãi rồi ách tắc vẫn hoàn ách tắc. Phải thừa nhận từ ngày nhậm chức, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nổ lực tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu ách tắc trong các thành phố lớn. Nhưng hầu như giải pháp nào ông đưa ra cũng đều là những giải pháp bất khả thi, có vẻ như cái khó không ló cái khôn, toàn ló ra mấy món kì khôi gây bực dọc cho dân chúng.
Hết giải pháp đổi giờ đi học, đi làm đến giải pháp cấm xe máy,  hô hào đi xe bus. Những giải pháp chẳng mới mẻ gì, các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố HCM cũng đã tính đến từ lâu nhưng không thực hiện được. Đổi giờ đi học đi làm tưởng đơn giản nhưng chính nó gây xáo trộn toàn bộ cuộc sống ở thành phố. Chính xáo trộn này sẽ nảy sinh nhu cầu tham gia giao thông tăng lên gấp bội.
 Ví dụ đơn giản, làm lệch giờ đi học so với giờ đi làm sẽ buộc bố mẹ trẻ nhỏ thay vì một ngày hai lượt đi về ( do đưa đón con kết hợp đi về công sở), nay tăng lên bốn lượt- đưa đón con xong lại dắt xe đi về công sở. Đi xe bus là một giải pháp không tồi nhưng lấy đâu ra đường riêng cho xe bus. Cứ để xe bus giành đường xe con xe máy càng dễ gây ra ách tắc tăng lên. Vả, các tuyến xe bus hiện nay chỉ chiếm không đầy 30% các tuyến đường bộ trong thành phố, 70 % đường bộ còn lại dân chúng đi bằng gì? Ấy là chưa nói chất lượng xe bus rất tồi tệ, chính Bộ trưởng đã kêu lên: “ đến tôi cũng còn không chịu nổi”, thế thì dân chúng đi làm sao?
Người ta bảo cùng tắc biến, đằng này ngành GTVT thì cùng tắc bí, càng tắc càng bí. Giải pháp mới nhất là đề xuất thu phí giao thông giờ cao điểm. Có lẽ đây là giải pháp kì khôi nhất khi người ta cho rằng chỉ có đánh vào túi tiền của dân mới làm cho dân sợ không tham gia giao thông nữa. Giời ơi, có cần dân mới ra đường chứ mấy ai rửng mỡ chạy rông đâu. Khi đã cần thì dù phí có bao nhiêu dân cũng ráng chồng đủ để ra đường. Thế là từ giải pháp chống ách tắc giao thông đã nghiễm nhiên trở thành giải pháp móc tiền dân.
Vì thế mà TS Võ Kim Cương – Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu khoa học về quản lý đô thị TP.HCM đã thốt lên:” không thể cứ lấy mục tiêu giảm ùn tắc giao thông để liên tục chất thêm gánh nặng tài chính lên vai người dân, khi mà trách nhiệm giải quyết kẹt xe là của cơ quan chức năng”.  Còn ông Hoàng Đức Hậu – Hội Cầu đường VN – cho rằng một điều dễ nhận thấy là ngành GTVT vẫn loay hoay vô ích với các giải pháp bên lề mà bỏ quên nguyên nhân chính dẫn đến sự bế tắc giao thông.( Theo báo Thanh niên)
Đúng vậy. Trách nhiệm của ngành GTVT là làm thế nào để mọi người dân tham gia giao thông được dễ dàng, chứ không phải để tham gia giao thông dễ dàng thì hạn chế mọi người dân tham gia giao thông. Còn như để hạn chế người dân tham gia giao thông mà ra sức tăng phí giao thông thì hãy quên đi, nếu không muốn thiên hạ cười chê dân chúng phẫn nộ.


Thủ tướng: “Tôi xót xa vì công trình giao thông kém chất lượng”

http://dantri.com.vn/c20/s20-554754/thu-tuong-toi-xot-xa-vi-cong-trinh-giao-thong-kem-chat-luong.htm


“Công trình nhỏ mà chậm tiến độ tới 2-3 năm, kiểm tra 5-6 dự án đều có vấn đề chất lượng. Làm như thế thì bao giờ mới có thể công nghiệp hóa - hiện đại hóa được? Đó là những hạn chế không thể xem thường và Bộ GTVT phải nghiêm túc xem xét”.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh như vậy khi tham dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2011 - Năm chất lượng công trình giao thông 2011 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 của ngành giao thông diễn ra tại Hà Nội ngày 7/1.
“Những hạn chế, yếu kém không thể xem thường”
Đánh giá về ngành Giao thông vận tải năm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, ngành giao thông đã đạt được nhiều thành công, đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, trên các lĩnh vực ngành giao thông vẫn có những hạn chế, yếu kém không thể xem thường và cần phải nghiêm túc khắc phục.
Thủ tướng chỉ ra hạn chế trước tiên là về mặt thể chế, chính sách và thể hiện quan điểm không bằng lòng với cách quản lý, điều hành hiện tại của ngành giao thông trong việc triển khai thực hiện các dự án.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (ảnh: Việt Hưng)
“Thế chế thế nào mà có công trình nhỏ vẫn mất 2-3 năm chưa xong, dù không thiếu vốn. Kiểm tra 5-6 dự án đều có vấn đề chất lượng, vấn đề từ năng lực của các đơn vị quản lý, tư vấn đến thi công. Có công trình dù đã được bố trí vốn, nhưng do năng lực các nhà thầu kém nên cứ nhùng nhằng, rồi vấn đề giải phóng mặt bằng... Nhiều dự án bị chậm, kéo dài trải qua mưa nắng bào mòn làm chất lượng công trình giảm…
Dự án nhà ga T2 sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội - PV) chậm tới 3 - 4 năm, dự án Nhà ga sân bay Đà Nẵng vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng mà báo chí đã phản ánh là bị dột. Làm như thế thì bao giờ mới có thể công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước được? Đó là những hạn chế không thể xem thường và Bộ GTVT phải nghiêm túc xem xét lại để nâng cao nặng lực của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, trong đó chất lượng công trình kém là trách nhiệm đầu tiên thuộc về Ban Quản lý Dự án (QLDA).” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Về vấn đề quy hoạch phát triển giao thông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng tầm nhìn hạn hẹp và ngắn, quản lý chưa sát nên chất lượng quy hoạch kém, đưa ra quy hoạch một đằng nhưng thực hiện một nẻo.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng nêu những vấn đề khác của giao thông như tai nạn, ùn tắc giao thông tuy có giảm, nhưng vẫn ở con số cao, rồi vấn đề quản lý phương tiện, đào tạo lái xe… vẫn gây nhiều bức xúc trong xã hội. Những lĩnh vực về đường sắt, hàng không, cảng biển… cũng cần được chú trọng đầu tư, giám sát.
Về các nhà tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự án, giám sát chủ đầu tư… Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cần xem lại cơ chế thế nào để phát huy năng lực của tư vấn, chứ không thể để “tư vấn ngoại nhưng chất lượng nội”.
“Về năng lực nhà thầu, tôi rất đau xót khi tiền chúng ta đi vay, nhưng khi thực hiện đấu thầu thì các nhà thầu nước ngoài lại trúng. Khi làm xong họ rút đi và chất lượng lại rất kém. Chúng ta cần xem lại cơ chế xem sơ hở chỗ nào cần rà soát lại để nâng cao hiệu quả của chính sách” - Thủ tướng cho biết.
Thủ tướng đặt biệt lưu ý đến đơn giá công trình, khi có nhiều công trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư đến mấy lần; việc lựa chọn công trình để đâu tư, kêu gọi các thành phần khác của xã hội đầu tư cho giao thông, theo hình thức BT, BBT, BOT…
Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho ngành giao thông vận tải trong năm 2012 phải khắc phục những hạn chế, vấn đề còn tồn tại nói trên, trong đó trước tiên là cần hoàn thiện thể chế, chính sách làm sao hạn chế những vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình. Thủ tướng gợi ý, để nâng cao năng lực của các Ban quản lý, có thể nghiên cứu chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty, xem có hiệu quả hơn không.
Bộ GTVT thừa nhận tồn tại, thiếu sót
Qua báo cáo của các chủ đầu tư, Ban QLDA, những dự án triển khai trong năm 2011 và đưa vào khai thác sử dụng không để xẩy ra sự cố, vi phạm lớn về chất lượng công trình. Tuy nhiên, ở một vài công trình trước đây đã đưa vào sử dụng vẫn còn 1 số tồn tại, khiếm khuyết chưa được khắc phục triệt để, sự chuyển biến trong công tác quản lý chất lượng vẫn chưa nhiều, nhất là về công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế kỹ thuật (thiết kế bảo vệ thi công), TVGS, tư vấn kiểm định phúc tra, chủ đầu tư mà đại diện là các Ban QLDA.
 
Kiểm tra 6 công trình giao thông trọng điểm trên cả nước đều có vấn đề chất lượng
Bộ GTVT nhìn nhận những khuyết tật, hư hỏng còn tồn tại trong giai đoạn thiết kế, thi công và chuyển giao công nghệ, từ đó phá vỡ kết cấu mặt đường, độ bằng phẳng của mặt đường không đảm bảo, hiện tượng sụt lún… Trong đó, với 6 công trình và dự án giao thông trọng điểm quốc gia, Bộ GTVT đã thành lập đoàn công tác kiểm tra khẩn trương và đưa ra hướng xử lý, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
Theo Bộ GTVT, nguyên nhân của những tồn tại, chất lượng công trình kém có xuất phát từ những yếu tố khách quan như: công tác giải phóng mặt bằng, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp dẫn đến hạn chế trong việc xác định quy mô đầu tư; sự phát triển nhanh về lưu lượng phương tiện, đặc biệt là các phương tiện có trọng tải lớn; ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt và biến đổi khí hậu. Nhưng, có thể nói nguyên nhân chủ quan của các chủ thể tham gia dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư, khảo sát đến thiết kế thi công xây dựng dự án của các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, TVGS, nhà thầu thi công chưa thực sự hết trách nhiệm.
Sang năm 2012, Bộ GTVT tiếp tục xác định là “năm chất lượng công trình” và đưa ra hàng loạt giải pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó có nhóm giải pháp liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành của Bộ và các cơ quan tham mưu; rà soát, kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật và chế độ chính sách; nâng cao năng lực các chủ thể tham gia quá trình thực hiện dự án…
 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lứu ý, dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, ngành giao thông phải đảm bảo vận tải an toàn, bố trí đủ phương tiện phục vụ nhân dân đi lại vui xuân, đón Tết, không để xảy ra tình trạng ách tắc giao thông.
Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ công an… trong năm tới cần quyết liệt, đồng bộ phấn đấu giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí là số vui tai nạn, số người chết và số người bị thương; tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân; tăng cường quản lý lái xe, đào tạo lái xe…
 


Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

ĐÒN THỊ LẠ SỰ HÈN HẠ THÌ QUEN

http://quechoa.info/2012/01/04/don-th%E1%BB%8B-l%E1%BA%A1-s%E1%BB%B1-hen-h%E1%BA%A1-thi-quen/


Xin mượn ý của một câu khá nổi tiếng của nhà báo Huy Đức (Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen) để làm cái tựa của bài viết này vì có lẻ không có cái tựa nào hay hơn nữa.

Việc nhà báo Hoàng Khương (HK) bị cơ quan công an Tp HCM khởi tố và bắt tạm giam vì tội “đưa hối lộ” đã làm rúng động dư luận trong và ngoài nước và dần dần cái tội của HK được công an lộ ra với hai “phạm trù” tội danh chính là: “Gài bẫy công an”, “Lợi dụng cương vị của mình  nhằm ép Huỳnh Minh Đức thực hiện đến cùng hành vi vi phạm pháp luật”.

Trước hết phải nói rằng đây không phải là lần đầu tiên nhà báo HK viết bài điều tra theo kiểu “gài bẫy” như vậy. Các đồng nghiệp đã thống kê trong khoảng 3 năm trở lại đây, HK đã viết gần 40 bài kiểu tra với cách khai thác tư liệu theo kiểu này. Điểm đáng chú ý trong các bài điều tra của HK là “bắt tận tay, day tận trán” với những đoạn ghi âm, hình ảnh không thể chối cãi của kẻ nhận hối lộ, tham ô. Anh còn ghi rõ đích danh tên, cấp bậc (có nhiều sĩ quan cấp tá) của đối tượng nhận hối lộ lên trên mặt báo. Chính HK lần đầu tiên trong giới báo chí lề Đảng đã công khai gọi CSGT còn ghê hơn cướp cạn. Chính nhờ dám dấn thân, chấp nhận nguy hiểm nên HK đã có những bài viết mà chứng cứ, tư liệu đủ sức thuyết phục ngành công an đuổi khỏi ngành, thậm chí khởi tố hàng loạt cán bộ chiến sĩ của mình (mặc dù rất đau và cay cú). Thử hỏi nếu chỉ viết làng nhàng như một số tờ báo khác, lấy tư liệu theo kiểu vô thưởng vô phạt thì làm sao có thể vạch mặt được những công an biến chất. Chính những bài báo được thực hiện theo cái cách của HK đã làm cho báo Tuổi Trẻ nâng cao vị thế của mình, đáp ứng được mong mỏi của dư luận, thực hiện tốt chức năng chống tiêu cực mà Đảng và Nhà nước đang kêu gọi. Ngoài ra trong những loạt bài điều tra của HK có nhiều bạn đọc đã biểu dương, ủng hộ nhà báo này, thậm chí có người còn đề nghị trao tặng Huy chương tuổi trẻ dũng cảm, công dân tiêu biểu của Tp…

 Cũng nên nhớ rằng vấn nạn đòi tiền mãi lộ, chạy hồ sơ vi phạm trong ngành CSGT ai cũng biết, đây được xem là miếng mồi béo bở của ngành công an, đến nỗi có vị lãnh đạo cấp tướng công an cũng phải thốt lên “Không biết ở ngoài đường có gì hấp dẫn mà anh nào (công an) cũng xin ra đứng đường”. Bộ công an, thanh tra công an các tỉnh đều có lực lượng đặc nhiệm rải quân đi khắp nơi, dùng nhiều biện pháp mật phúc, trá hình để phát hiện cán bộ chiến sĩ của mình tiêu cực. Nhưng hỡi ôi đã nhiều năm trôi qua chẳng thấy có mấy anh CSGT nào bị phát hiện kỷ luật cả. Trên các diễn dàn Quốc Hội, trả lời báo chí các tướng tá ngành công an đều than thở khó có thể điều tra, phát hiện xử lý cán bộ chiến sĩ của mình vì khó tìm thấy bằng chứng? Tại sao ngành công an có binh hùng tướng mạnh trong tay, nhiều chiêu trò độc đáo, chỉ cần hai bao cao su đã qua sử dụng cũng có thể bắt người mà lại không tóm được một đồng chí CSGT nào cả!

Và  chúng ta cũng thừa biết để có những bằng chứng, tư liệu đắt giá thì HK cần phải sử dụng  những đòn phép của riêng mình. Vỏ quýt dày phải có móng tay nhọn, muốn bắt cọp phải vào hang cọp và phóng viên HK đã dũng cảm làm chuyện đó cho dù cách lấy tư liệu của anh đến nay vẫn chưa được xem là chính thống!

Điều ngạc nhiên và khá buồn cười là từ trước đến nay chẳng thấy ai nhắc nhở, tuýt còi HK. Ngay như báo Tuổi trẻ, đơn vị chủ quản của nhà báo này vẫn chưa một lần nhắc nhở anh phải cẩn trọng trong quy trình tác nghiệp của mình. Thậm chí HK đã từng được trao giải nhì giải báo chí Tp HCM năm 2010 với loạt bào điều tra “Trả giá chung chi”, phản ánh nạn nhũng nhiễu chung chi của Hai quan Tp. Đáng nói là cách thức lấy thông tin cũng giống như đã thực hiện trong bài điều tra “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.

Trở lại với tội trạng “gài bẫy” công an, “Ép công an thực hiện đến cùng hành vi vi phạm pháp luật”  chúng ta thấy thật là một trò hề không hơn không kém. Nếu theo lập luận kiểu này thì các anh CSGT giống như những chú nai con ngơ ngác, những chú thỏ tội nghiệp bị gài bẫy, đưa vào tròng một cách oan uổng. Xin thưa hổng phải vậy đâu. Họ chính là những thợ săn thiện nghệ đó. Cứ hỏi các bác tài xế, những người đã từng bị CSGT hỏi thăm sức khỏe thì sẽ biết.  Chỉ cần thoáng thấy bóng dáng chiếc xe từ xa, CSGT đã biết sẽ thổi phạt bao nhiêu lỗi, mức giá chung chi sẽ như thế nào. Chỉ cần nhìn qua hiện trường là đã biết cần phải “điều chỉnh” chỗ nào và kèm theo đó là bao nhiêu chai. Và những nạn nhân của họ thì đừng hòng chạy thoát.

Công an bị "gài bẫy", bị ép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đến cùng" một cách "oan uổng" như thế này đây
Cụ thể trong bài điều tra “CSGT giải cứu xe đua trái phép” của HK (Báo Tuổi trẻ 10/7/2011) chúng ta thấy nguyên CSGT Huỳnh Minh Đức tuy chỉ là thượng úy nhưng đã tác oai tác quái như thế nào. Qua cái cách Đức “bao” chạy hồ sơ, xử lý vi phạm chúng ta thấy tay nghề của ảnh đã đến mức thượng thừa. Nhìn Đức ngồi đếm tiền  miệng lẩm nhẩm một chai, hai chai, ba chai… đến mười lăm chai một cách ngọt xớt khiến ta phải lạnh người. Đúng là ghê hơn cướp cạn.
Một “đòn lạ” mà công an đã thực hiện trong vụ này đó là: Trong loạt bài điều tra mà HK thực hiện vào tháng 10/2011 dọc tuyến Bắc Nam về nạn mãi lộ, thanh tra Bộ công an và một số công an các tỉnh có cán bộ chiến sĩ bị HK vạch mặt chỉ tên đã đến tòa soạn báo tuổi Trẻ và phóng viên HK để xin mượn tư liệu, bằng chứng nhằm phối hợp điều tra, xử lý quân mình. Nhưng thực chất đây chỉ là đòn phép nhằm nắm bắt những biện pháp nghiệp vụ mà HK đã thực hiện, nhất là phát hiện những người đã giúp anh là “chim xanh” thực hiện loạt bài điều tra này. Và chính báo tuổi trẻ cùng HK đã sập bẫy. Khi đã nắm được “thóp” của HK thì công an đã ra tay. Thời cơ đến là lúc anh thực hiện tiếp loạt bài nói ở trên. Thế là games over.

Ở đây ngành công an đã không chơi đẹp và sòng phẳng. Nếu thực tâm muốn làm trong sạch lực lượng thì ngành công an phải ghi công HK. Nếu xem đó là sai sót của anh thì chỉ nên nhắc nhở phạt thẻ vàng, đằng này không chỉ phạt thẻ đỏ đuổi khỏi sân mà họ còn quyết định treo giò vĩnh viễn. Đáng nói là đã gần kề tết cổ truyền của dân tộc, vợ của HK bụng mang dạ chữa. Không hèn hạ là gì.

Như vậy ngày đầu năm 2012, lực lượng công an đã thiết thức lập thành tích Mừng Đảng mừng Xuân với chiến công khởi tố bắt tạm giam nhà báo HK,  một cây bút chống tiêu cực nổi tiếng trong làng báo chí Việt Nam. Từ đây chắc chắn sẽ chẳng còn nhà báo nào dám đụng đến ngành công an và như vậy các anh CSGT cứ yên tâm mà mãi lộ. Đó là cái được của ngành công an.

Vậy qua vụ này chúng ta mất cái gì.
Những lời hiệu triệu chống tham nhũng của chủ tịch nước Trương Tấn Sang về một bầy sâu mọt, của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Đẩy lùi một bước quan trọng tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, tệ tham nhũng” sẽ trở nên xa vời hơn bao giờ hết . Người dân sẽ không còn tin vào chế độ khi mà lời nói không đi đôi với việc làm. Bi kịch hơn khi có người đã nói bây giờ không phải là một bầy sâu nữa mà là một lũ giòi bọ.

Cộng đồng thế giới sẽ nghĩ gì khi một phóng viên viết bài chống tiêu cực thì vào tù còn những kẻ tham ô, nhũng nhiễu thì cứ tiếp tục nhởn nhơ và ngày càng lớn mạnh. Vậy đất nước này có thực tâm chống tiêu cực, tham nhũng hay không khi bịt miệng báo giới?!

 Làng báo chí VN đã mất đi một phóng viên dám dấn thân, không biết bẻ cong ngòi bút. Và “nước mắt lề phải” cứ tiếp tục chảy” trong sự cam chịu. Là “sự ích kỷ của làng báo” khi những con cừu tội nghiệp sẽ tiếp tục im lặng cũng chỉ vì miếng ăn. Tệ hơn nữa sẽ là “dậu đổ bìm leo” như cái cách mà báo chí của ngành công an đưa tin hay câu phát biểu ngô nghê của ông phó chủ tịch Hội nhà báo Tp, một người mà có thể chưa từng đi viết bài điều tra lần nào.

Riêng báo Tuổi trẻ sẽ mất đi một lượng độc giả khá lớn khi đem con bỏ chợ. Thậm chí trên các diễn đàn cộng đồng mạng đã phát động phong trào tẩy chay báo Tuổi trẻ.

Theo một đồng nghiệp rất thân thiết với nhà báo HK cho biết thì cha của anh đã làm đơn gửi đến Chỉ tịch nước, tổng bí thư để kêu oan cho con trai của mình. Nếu như không được can thiệp ông sẽ tự thiêu trước tòa soạn báo tuổi trẻ để phản đối công an bắt giam con mình, một công dân đi đầu trong việc chống tiêu cực.

Cái được và cái mất ở đây sao nghe chua xót quá.

Tác giả gửi cho QC
(Bài vở gửi đăng QC là chủ kiến riêng của tác giả, không hẳn là chủ kiến của QC)


BẢN TƯỜNG TRÌNH CỦA HOÀNG KHƯƠNG

http://quechoa.info/2012/01/03/b%E1%BA%A3n-t%C6%B0%E1%BB%9Dng-trinh-c%E1%BB%A7a-hoang-kh%C6%B0%C6%A1ng/


NQL: Việc  Hoàng Khương bị bắt sẽ là câu chuyện dài về việc chống tiêu cực cơ cực như thế nào, về sự bất cẩn trong tác nghiệp, về cái tình và bệnh lãnh cảm trong làng báo v.v.. Thiên hạ đang chờ tiếng nói của báo Tuổi Trẻ, không phải chỉ vì đó là nơi Hoàng Khương công tác, cái chính là báo Tuổi Trẻ là  nơi biết rõ nhất Hoàng Khương có sai không, sai như thế nào, cái sai đó có đáng dẫn đến tù tội hay không?



Trong khi chờ đợi báo Tuổi trẻ lên tiếng, mình cho đăng Bản tường trình của Hoàng Khương để mọi người suy xét. Bản tường trình này Hoàng Khương gửi cho mình cách đây hai tuần. Sau bài viết Sự ích kỷ của làng báo,  Hoàng Khương có email cảm ơn và gửi cho mình Bản tường trình này . 
BẢN TƯỜNG TRÌNH 
  Về quy trình tác nghiệp bài “Đồng tiền xóa sạch hiện trường”  và “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.      
1. Tóm tắt yêu cầu triển khai tuyến bài và quy trình tác nghiệp báo chí:
1.1. Vào khoảng tháng 5-2011, Khương được Trưởng ban Chính trị phổ biến kế hoạch của tòa soạn triển khai tuyến bài ngăn chặn hiểm họa tai nạn giao thông (TNGT) trên báo Tuổi Trẻ. Theo đề xuất của Khương và được sự đồng ý của Trưởng ban, tôi lần lượt thực hiện các loạt bài về bằng lái giả, đua xe, công nghệ làm bằng lái giả, “đường đua” của xe ben, “Độ” xe “ma”, Đồng tiền xóa sạch hồ sơ, CSGT giải cứu xe đua trái phép…Trong đó, quy trình tác nghiệp hai bài: Đồng tiền xóa sạch hồ sơ và giải cứu xe đua trái phép được thực hiện theo các bước sau:
Đầu tháng 6-2011, trong khi thực hiện các bài báo nêu trên Khương có tiếp cận một vài đối tượng đua xe để tìm hiểu về quy trình xử lý vi phạm. Trong quá trình đó, Khương được biết có sự nương nhẹ của một vài CSGT. Qua tìm hiểu Khương được nghe các đối tượng đua xe cho biết nếu xe bị giam thì nhờ CSGT đóng phạt, không qua khâu kiểm điểm ở tổ dân phố (các đối tượng đua xe rất ngại bị đưa ra kiểm điểm). Để thu thập hồ sơ, chứng cứ phục vụ cho bài viết, Khương rà soát trong số các đối tượng đua xe có ai đang bị giữ xe hay không. Qua đó, Khương được biết có một người tên Hòa đang bị CSGT Bình Thạnh tạm giữ một chiếc xe máy do có hành vi lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng, không chấp hành hiệu lệnh CSGT, không có giấy tờ xe… (tổng hợp các mức phạt khoảng 13-15 triệu đồng). Qua một người bạn cùng nhóm đua xe của Hòa là Nguyễn Đức Đông Anh, Khương mượn biên bản vi phạm của Hòa để photo làm hồ sơ tác nghiệp. Hòa cho biết sẵn sàng bỏ tiền đóng phạt nhưng do sợ bị đưa ra kiểm điểm nên chưa đóng phạt được.
Song song cùng thời điểm đó, trong lúc làm hồ sơ, tư liệu bài xử lý vi phạm giao thông nên Khương có quen ông Tôn Thất Hòa (ông Hoà là chủ DN vận tải và là cò xử lý vi phạm, quen biết rất nhiều CSGT, TTGT). Khương có hỏi ông Tôn Thất Hòa ở khu vực Q.9 (gần nhà ông) có xảy ra nạn đua xe hay không, nếu có thì nhờ ông chỉ địa điểm để Khương đi thực tế viết bài. Ông Tôn Thất Hòa nói không có. Qua câu chuyện, ông Tôn Thất Hòa có cho biết, mới đây ông có người cháu bị CSGT Tân Bình giam xe, phải nhờ “cò” đóng phạt giùm mới lấy xe ra sớm. Vì đang trong quá trình tìm hiểu quy trình xử lý vi phạm, Khương nói với ông Tôn Thất Hòa có một trường hợp bị CSGT Bình Thạnh giam xe và hỏi xem “cò” kia có giải quyết được không. Ông Tôn Thất Hòa nói đưa biên bản và tiền đóng phạt để ông giúp. Nghe vậy Khương gọi cho Hòa đem tiền và biên bản đưa cho ông Tôn Thất Hòa. Lúc đó ông Tôn Thất Hòa đang ở Q.9 nên Hòa nhờ Nguyễn Đức Đông Anh đưa cho Khương để Khương đưa lại cho ông Tôn Thất Hòa. Bẵng đi một thời gian ông Tôn Thất Hòa nói không có giấy xác nhận của công an phường nên không giải quyết được. Sau đó ông Tôn Thất Hòa đưa lại biên bản và tiền đóng phạt cho Khương và Khương trả lại cho Hòa.
Do thời gian thực hiện tuyến bài ngăn chặn tai nạn vi phạm giao thông đã hết nên Khương tạm gác vụ xe đua sang một bên để tập trung viết bài nộp cho trưởng ban (hai bài “Xử lý vi phạm giao thông: Trăm sự nhờ cò” và “Có móc ngoặc”).
1.2. Sau khi hai bài này đăng, Khương đã đề xuất và được Trưởng ban đồng ý thực hiện tiếp tuyến bài góp phần ngăn chặn thảm họa tai nạn giao thông. Ngày 24-6, Khương có mặt tại các bãi xe trên xa lộ Hà Nội rà hỏi gần đây có vụ TNGT nào xảy ra để tìm hiểu quy trình xử lý, làm hồ sơ, tài liệu phục vụ bài điều tra. Khương có gặp lại ông Tôn Thất Hòa nhờ hỏi giúp và được biết tối hôm qua (23-6) tại giao lộ Đinh Tiên Hoàng – Bạch Đằng có xảy ra vụ TNGT giữa xe đầu kéo và một xe du lịch. Khương liền nhờ ông Tôn Thất Hòa liên lạc với ông Tuấn, chủ xe đầu kéo (bạn làm ăn với ông Hòa) dò hỏi thông tin ban đầu về vụ TNGT và tiến độ xử lý vụ việc. Qua đó, Khương được biết chiều 24-6 CSGT Bình Thạnh sẽ tiến hành khám dấu vết, giải quyết vụ TNGT. Đến sáng 25-6, thông qua ông Tôn Thất Hòa Khương được biết CSGT Bình Thạnh mời ông Tuấn lên làm việc. Khương có nhờ ông Tôn Thất Hòa đưa đi cùng với mục đích quan sát, tìm hiểu quy trình xử lý. Tuy nhiên khi Khương vừa lên đến Đội CSGT Bình Thạnh thì ông Tôn Thất Hòa và ông Tuấn thông báo CSGT hẹn đến ngày hôm sau mới giải quyết. Trên đường về ông Tôn Thất Hòa và ông Tuấn có gọi điện cho CSGT Huỳnh Minh Đức xin gặp để xin giải quyết sớm vì hôm đó đã là thứ 7. Khương nghe ông Tuấn nói ông Đức hẹn ra quán cà phê ở vòng xoay Điện Biên Phủ nên Khương xin đi theo để nắm thông tin.
Đến nơi, Khương đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa nhờ ghi lại cuộc nói chuyện (mục đích tác nghiệp đã rõ). Khương ngồi bàn riêng để quan sát. Ông Tuấn và ông Tôn Thất Hòa ngồi bàn riêng. Sau đó ông Đức đến rồi cùng ông Tuấn, Tôn Thất Hòa trao đổi, thỏa thuận tiền bạc để giải quyết vụ TNGT (Khương hoàn toàn không ngồi chung bàn, không tham gia cuộc nói chuyện). Sau này khi nghe lại băng ghi âm, Khương có nghe ông Đức ra giá và lấy của ông Tuấn 3 triệu đồng để giải quyết lấy xe ra sớm, miễn giam xe (vụ việc này cơ quan điều tra đã khởi tố cả ba người về các hành vi “làm môi giới hối lộ, “đưa hối lộ” và “nhận hối lộ”).
Cũng tại cuộc nói chuyện này, sau phần thỏa thuận giải quyết vụ TNGT, ông Đức chủ động đề cập sang chuyện khác là nếu có xe chở hàng quá tải thì đưa Đức dắt qua chốt CSGT. Lúc này, ông Tôn Thất Hòa nói có thằng cháu bị CSGT Bình Thạnh giữ xe và hỏi ông Đức có cách nào xử lý giùm mà không đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố. Đức đồng ý và ra giá “10 chai” (giá ban đầu). Ông Tôn Thất Hòa nói “bây giờ anh lo từ A-Z, kể cả tiền phạt, anh đưa cho mày”. Đức hỏi “ai bắt?”, Tôn Thất Hòa “Bình Thạnh, chỗ em chứ ai”. Đức “lấy xe ra chưa”, Tôn Thất Hòa “chưa”. Đức “vậy thì đưa đây”.ông Tôn Thất Hòa nói có thằng cháu bị CSGT Bình Thạnh giữ xe và hỏi ông Đức có cách nào xử lý giùm mà không đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố (những nội dung trao đổi này Khương hoàn toàn không biết mà chỉ nghe lại qua băng ghi âm). Kết thúc cuộc gặp gỡ, ông Đức ra về. Gặp Khương dưới bãi xe, ông Tuấn, ông Tôn Thất Hòa nói ông Đức hẹn hai ông ra quán ăn trên đường D5 (Bình Thạnh) chờ lấy giấy trả xe đầu kéo cho ông Tuấn.
Đến quán ăn, Khương đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa nhằm mục đích để tác nghiệp và ngồi ngoài đợi, ông Tuấn và ông Tôn Thất Hòa vào trong. Lát sau Khương thấy ông Đức chạy xe máy tới. Khương có chụp mấy tấm hình làm tư liệu rồi ngồi trên xe chờ. Khoảng 20 phút sau, ông Tôn Thất Hòa ra hỏi “Ê, cái biên bản lấy xe đua đâu”. Khương nói “còn đây”. Tôn Thất Hòa “đưa đây, nó ra giá hết luôn”. Khương hỏi “chừng nào đưa”, ông Tôn Thất Hòa “đưa liền đây”.
Vì không liên lạc được với Hòa nên Khương gọi cho anh Mai (làm nghề chạy xe ôm ở hẻm Trần Khắc Chân, P.9, Q.Phú Nhuận, tôi vẫn thường nhờ anh chở đi công việc) theo số điện thoại 09076… nhờ anh chạy ra nhà bạn Hòa (Khương không biết nhà Hòa) là Nguyễn Đức Đông Anh để Đông Anh qua nhà Hòa lấy biên bản và tiền nộp phạt hôm trước. Sau đó anh Mai mang tiền và biên bản ra đưa cho Khương ở đường D5. Khi anh Mai mang tiền, biên bản ra, Khương gọi ông Tôn Thất Hòa ra lấy nhưng ông bảo cứ mang vào. Vì mục đích cần tiếp cận thông tin, trong khi đó sự kiện lại xảy ra bất ngờ, Khương chỉ nghĩ rằng nếu không nhanh chân vào đưa giấy tờ, tiền đóng phạt cho ông Tôn Thất Hòa thì cơ hội thu thập thông tin, chứng cứ sẽ qua đi, nên Khương  mang vào đến cửa phòng nhậu ngoắc ông Tôn Thất Hòa ra đưa. Sau đó tôi bỏ ra xe ngồi chờ.
Lát sau ông Hòa ra gọi Khương vào. Khương vào thì thấy ông Tôn Thất Hòa đang ngồi với ông Tuấn và ông Đức. Ông Tôn Thất Hòa giới thiệu Khương là tài xế của ông Tôn Thất Hòa. Sau đó Khương ngồi quan sát thấy ông Đức giở biên bản ra đọc và nhẩm tính các mức phạt rồi các lỗi lạng lách đánh võng, gây rối… và nói “mười mấy” (tiền phạt khoản mười mấy triệu). Tiếp đó, Khương nghe ông Hòa đếm tiền (kèm hình ảnh): “Một chai, hai chai, ba chai, bốn chai, năm chai, sáu chai, bảy chai, tám chai, chín chai, mười chai, mười một chai, mười hai chai, mười ba chai, mười bốn chai, mười lăm chai. Xong. Còn bị gì cứ nói. Chơi với tụi anh có gì nói thẳng”. Ông Đức nhận tiền từ tay ông ông Tôn Thất Hòa. Khương lấy điện thoại ra chụp vài cái rồi cáo lui ra ngoài (hình ảnh đã đăng trên báo). Từ đầu đến cuối từ việc trao đổi, thỏa thuận giữa ông Đức và ông Tôn Thất Hòa ở quán cà phê vòng xoay và ở quán ăn Khương không hề tham gia. Việc đưa tiền cho ông Đức cũng do ông Tôn Thất Hòa đưa.
Đêm 3-7, ông Tôn Thất Hòa gọi cho Khương báo Huỳnh Minh Đức đã trả xe và gọi Khương ra quán cà phê trên đường Bùi Đình Túy (Bình Thạnh). Đến nơi Khương thấy ông Tôn Thất Hòa ngồi trong quán cà phê cùng vợ. Ông Tôn Thất Hòa chỉ chiếc xe máy dựng trước quán nói “Đức mới trả xe, đưa cho Hòa”. Khương liên lạc cho Hòa không được liền nhờ anh Mai (xe ôm) chạy về đưa cho Đôn Anh để Đông Anh đưa cho Hòa.
Đêm 4-7, gặp lại Hòa Khương hỏi “xe em lấy về thấy bị hư gì không?”, Hòa: “Dạ không, còn nguyên. Xe em để tuốt bên trong nên không sao. Anh ruột của bạn thân em (làm ở Đội CSGT Bình Thạnh) nói anh lo cho mày không được (Hòa từng nhờ người này giúp) thì chỉ giúp mày để xe phía trong, yên trí không bị gì. Xe chỉ bị sét căm do để lâu ngày thôi. Bởi vì vậy xe em lấy ra đâu có bị trầy trụa. Em chỉ thay bộ căm, rửa lại mới ken”.
Sau khi nghe thông tin ông Đức trả xe cho người vi phạm, Khương đã tiến hành các bước nghiệp vụ kiểm tra lại quy trình xử lý, phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo Đội CSGT Bình Thạnh (có nêu trong bài viết) thì được biết ông Đức đã làm sai quy trình, thay vì nộp phạt trước rồi mới giải tỏa xe nhưng ông lại giải tỏa xe trước. Với những sai phạm về quy trình xử lý như trên, Khương viết bài “giải cứu xe đua trái phép” nộp cho Trưởng ban.
Trên đây là toàn bộ quy trình tác nghiệp của Khương thực hiện theo chỉ đạo của tòa soạn và Trưởng ban chính trị với một mục đích duy nhất là muốn dấn thân, tìm hiểu một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông một cách đầy đủ nhất. Khương cam đoan những biện pháp nghiệp vụ và tình huống cấp bách buộc phải xử lý nêu trên chỉ nhằm mục đích hoạt động nghiệp vụ báo chí, thu thập thông tin, chứng cứ chứ không hề có động cơ vụ lợi nào khác. Mặt khác, những hiện tượng tiêu cực, vi phạm nói trên đã được Khương thể hiện trong các bài viết và được tòa soạn đồng ý cho đăng tải.
Khương xin cam kết tất cả những điều trình bày nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, chính là cơ sở để cho tôi viết và đăng công khai các bài báo hoàn toàn đảm bảo. Nếu có gian dối, Khương xin chịu bất kỳ hình thức xử lý nào của cơ quan và của pháp luật.
2. Về động cơ, mục đích và bản chất hành vi của Khương trong quá trình tác nghiệp báo chí:
Sau khi báo đăng, vào ngày 18-11 tôi được biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh (Cơ quan điều tra) đã có quyết định khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ, đồng thời khởi tố bị can đôi với các ông Huỳnh Minh Đức, Tôn Thất Hòa và Anh Tuấn. Tuy nhiên, Khương thật sự và hoàn toàn bất ngờ, khi Cơ quan điều tra đã mời Khương lên làm việc để hỏi Khương về những vấn đề liên quan đến vụ án nói trên.
Trong quá trình làm việc với Điều tra viên, với trách nhiệm của một nhà báo và vơi tư cách công dân, Khương đã trung thực trình bày sự thật diễn biến như đã nêu trên. Bản thân Khương cũng đã nghiêm túc làm bản tường trình đến Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ, tự nhận thấy trong quy trình tác nghiệp nói trên, do nóng lòng và những tình huống, hoàn cảnh này sinh đột xuất cần phản ứng và xử lí kịp thời, nên có một số hành vi có thể bị ngộ nhận là can dự quá sâu vào sự việc, nên cũng đã nghiêm túc kiểm điểm và tự nhận mức kỷ luật “khiển trách”.
Tuy nhiên, qua làm việc với cơ quan điều tra, Khương nhận thấy trong nội dung biên bản và qua trao đổi trong các buổi ghi lời khai có một số vấn đề cơ quan điều tra chưa đánh giá một cách toàn diện, chưa xác định đúng mục đích, động cơ trong hành vi của Khương trong quá trình tác nghiệp báo chí, từ đó có những nhận xét chưa phù hợp với bản chất hành vi của tôi. Cụ thể, Khương xin khẳng định những vấn đề sau đây:
Một là,Khương hoàn toàn không lợi dụng việc Huỳnh Minh Đức giải quyết vụ TNGT (xe của ông Tuấn) để nhờ Tôn Thất Hòa môi giới để đưa 15 triệu cùng biên bản nhờ Đức lấy xe. Bởi lẽ, thực tế trong quá trình thu thập chứng cứ để viết bài về xử lý vi phạm giao thông, xử lý tai nạn giao thông, Khương đã mượn biên bản của Hòa photo làm hồ sơ trước hôm xảy ra vụ giải quyết TNGT của xe ông Tuấn hơn một tháng (không phải đợi đến khi biết Đức giải quyết vụ xe Tuấn thì Khương mới “nhờ Tôn Thất Hòa môi giới”). Khi Tôn Thất Hòa nói mới có người cháu bị CSGT giam xe đã nhờ “cò” xử lý xong, Khương đã nhờ Tôn Thất Hòa nhờ “cò” đóng phạt giùm và Hòa đồng ý (mục đích tìm hiểu quy trình xử lý vi phạm để viết bài). Sau đó Khương gọi điện cho Hòa biết có người đóng phạt giúp, nếu đồng ý đóng phạt thì đưa tiền cho người ta. Hòa đồng ý và đưa tiền cho bạn Nguyễn Đức Đông Anh đưa cho Khương. Sau đó Khương đưa tiền đóng phạt và biên bản cho Tôn Thất Hòa.
Hai là, Khương cam đoan không chủ động gặp gỡ, đặt vấn đề với Đức để lấy xe, bởi lẽ: Tại quán cà phê vòng xoay Điện Biên Phủ, sau khi ông Huỳnh Minh Đức, Trần Anh Tuấn, Tôn Thất Hòa trao đổi, thỏa thuận tiền bạc để giải quyết vụ TNGT (Khương không ngồi cùng bàn, không tham gia), ông Đức chủ động đề cập sang chuyện khác là nếu có xe chở hàng quá tải thì đưa Đức dắt qua chốt CSGT. Lúc này, ông Tôn Thất Hòa nói có thằng cháu bị CSGT Bình Thạnh giữ xe và hỏi ông Đức có cách nào xử lý giùm mà không đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố. Đức đồng ý và ra giá “thì 10 chai” (giá ban đầu). Ông Tôn Thất Hòa nói “bây giờ anh lo từ A-Z, kể cả tiền phạt, anh đưa cho mày”. Đức hỏi “ai bắt?”, Tôn Thất Hòa “Bình Thạnh, chỗ em chứ ai”. Đức “lấy xe ra chưa”, Tôn Thất Hòa “chưa”. Đức “vậy thì đưa đây”.
Tại quán nhậu trên đường D5, trong lúc Khương đang nằm ngoài xe thì Tôn Thất Hòa ra hỏi “Ê, cái biên bản lấy xe đua đâu”. Khương nói “còn đây”. Tôn Thất Hòa “đưa đây, nó ra giá hết luôn”. Khương hỏi “chừng nào đưa”, ông Tôn Thất Hòa “đưa liền đây”.
Như đã nêu ở trên, Khương đã gọi điện nhờ xe anh xe ôm chạy qua nhà bạn của Hòa là Nguyễn Đức Đông Anh để gặp Hòa lấy tiền, biên bản vi phạm mang ra cho Khương. Khi anh Mai mang tiền, biên bản ra, Khương gọi ông Tôn Thất Hòa ra lấy nhưng ông bảo cứ mang vào. Do trong tình thế cấp bách, với mong muốn tìm hiểu thông tin, quy trình xử lý vi phạm để viết bài nên Khương mang tiền nộp phạt và biên bản vào trước cửa rồi ngoắc ông Tôn Thất Hòa ra đưa.
Sau khi nghe lại băng ghi âm, Khương được biết ông Đức nhẩm tính các mức phạt và nói “mười mấy” (tiền phạt khoản mười mấy triệu). Tiếp đó, Khương nghe ông Hòa đếm tiền (kèm hình ảnh): “Một chai, hai chai, ba chai, bốn chai, năm chai, sáu chai, bảy chai, tám chai, chín chai, mười chai, mười một chai, mười hai chai, mười ba chai, mười bốn chai, mười lăm chai. Xong. Còn bị gì cứ nói. Chơi với tụi anh có gì nói thẳng”. Ông Đức nhận tiền từ tay ông ông Tôn Thất Hòa (hình ảnh đã đăng trên báo).
Ba là, Cơ quan điều tra cho rằng “hành vi của Khương là cố ý, có chủ định từ trước với mục đích để lấy bằng được xe cho Hòa nên đã chủ động gợi ý, nhờ vả, đưa hối lộ cho Đức”. Khương đã trình bày và đề nghị xem xét lại nhận định nói trên, vì đó không chỉ là suy đoán, mà còn không đúng bản chất sự việc. Đúng là Khương có chủ định từ trước nhưng với động cơ, mục đích là thu thập hồ sơ, chứng cứ về quy trình xử lý xe vi phạm để từ đó phát hiện hành vi sai trái của một bộ phận CSGT để viết bài, hoàn toàn không vì mục đích “lấy bằng được xe cho Hòa”. Mặt khác, nếu cho rằng mục đích của Khương là “lấy bằng được xe cho Hòa thì can cớ gì Khương lại đi viết bài, với tất cả tâm huyết và những nguy hiểm, rủi ro rình rập mình, sau đó quyết tâm phản ánh về cách xử lý sai quy trình của Huỳnh Minh Đức trên mặt báo ? Hơn nữa, đề tài về xử lý vi phạm, xử lý tai nạn giao thông nằm trong kế hoạch thực hiện tuyến bài ngăn chặn hiểm họa TNGT của tòa soạn và đã được trưởng ban triển khai cho Khương. Trong quá trình tác nghiệp và hoàn thành khâu hồ sơ, chứng cứ, Khương đều báo cáo tiến độ với trưởng ban và được trưởng ban đồng ý.
Bốn là, Khương hoàn toàn không đồng ý với quy buộc của Cơ quan điều tra khi cho rằng “khi Đức không đồng ý trả giấy tờ, tôi đã lợi dụng cương vị của mình là nhà báo để viết bài đăng báo nhằm mục đích ép Đức thực hiện đến cùng hành vi trái pháp luật”. Nhận định này không chỉ trái với sự thật khách quan nêu trên, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của cá nhân Khương nói riêng và của Ban biên tập báo nói chung, bởi lẽ: Thực tế Khương hoàn toàn không trao đổi gì với Huỳnh Minh Đức về việc đòi trả lại giấy tờ xe. Do đó, không thể dùng đó làm chứng cứ để quy kết động cơ của Khương như nêu ở trên, trong khi chính Huỳnh Minh Đức khi nhận tiền, giải cứu xe đua trái quy trình, thẩm quyền mới là “thực hiện đến cùng hành vi trái pháp luật”.
3. Một số đề nghị xin được xem xét:
Nhìn lại toàn bộ quy trình tác nghiệp nêu trên, bản thân  Khương đã nghiêm khắc nhận khuyết điểm, thừa nhận có sai sót nghiệp vụ liên quan công đoạn cầm biên bản và tiền nộp phạt của bạn ông Hoà vào đưa cho ông Tôn Thất Hòa. Lỗi tác nghiệp nói trên một phần do bản thân chưa được đào tạo bài bản về pháp luật, chưa hiểu rõ việc cầm biên bản và tiền bạc đưa cho ông Tôn Thất Hòa có thể bị coi là liên đới trong hành vi vi phạm của những người nói trên. Tuy nhiên, do bị áp lực, căng thẳng của quá trình tác nghiệp, tình huống xảy ra rất nhanh, bất ngờ, bản thân ông Tôn Thất Hòa hối thúc phải lấy biên bản và tiền nộp phạt gấp… Trong bối cảnh ấy Khương đã vội vàng cầm biên bản và tiền đưa vào, mà không để tự ông Tôn Thất Hòa ra ngoài lấy…
Khương nhận thức đây là sơ hở đáng tiếc trong quy trình tác nghiệp, nhưng Khương thiển nghĩ và xin được xem xét ở chỗ, về bản chất hành vi cầm biên bản và tiền nộp phạt đưa cho ông Tôn Thất Hòa chỉ nhằm mục đích tìm kiếm, thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ cho bài viết, khác hoàn toàn với động cơ, mục đích nhằm đưa tiền của, lợi ích vật chất cho người có chức vụ, quyền hạn nhằm giải quyết một yêu cầu cụ thể cho đương sự.
Trong quá trình tác nghiệp, mặc dù có thể nguy hiểm đến tính mạng, uy tín cá nhân và sự an nguy của gia đình, vợ con nhưng xuất phát từ nhận thức nghề nghiệp là phải phản ánh sự việc trên mặt báo đúng sự thật nên có lúc đã nôn nóng. Nếu động cơ của Khương là để trục lợi cá nhân hoặc có những mục đích không chân chính thì chắc chắn Khương đã không nộp bài để đăng báo công khai. Cũng chính từ loạt bài của báo Tuổi Trẻ thì cơ quan điều tra mới có căn cứ khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ.
Từ những điều trình bày trung thực và chi tiết nêu trên, Khương xin trân trọng kính đề nghị lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chủ quản và Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ xem xét và đánh giá đúng bản chất hành vi, động cơ, mục đích trong quá trình tác nghiệp báo chí, từ đó xem xét lại những nhận định chưa phù hợp và không đúng đối với cá nhân của Khương
Trân trọng cám ơn!