Ông Hồ Minh Tấn – Trưởng Ban an toàn bay (Cục Hàng không VN)
nói, tiếng nổ mà hành khách nghe thấy khi máy bay hạ cánh có thể là
tiếng bắn đuổi chim ở sân bay, thông báo hướng dẫn hạ cánh xuống biển
là… bình thường.
Ông Tấn nhận định, tháng 5/2012 máy bay VietNam Airlines gặp 7 sự cố bất thường. Trong đó, có 2 sự cố tiêu biểu, phải áp dụng đến phương pháp khẩn nguy: máy bay xông ra khỏi đường băng và sự cố động cơ máy bay bị cháy ở Cam Ranh.
Hai sự cố này, theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam là “sự cố nghiêm trọng cần phải tiến hành điều tra”. Các máy bay liên quan 2 sự cố đều là A321; đã dừng bay để khắc phục kĩ thuật và điều tra nguyên nhân sự cố.
Trước đó, ngày 9/5 một chiếc A321 chở 136 hành khách từ Quảng Châu, khi
hạ cánh trên sân bay Tân Sơn Nhất, đã lao ra khỏi đường băng tới gần
100m. Cả 4 lốp chính của máy bay bị vỡ. Va chạm đã phá hỏng một số đèn
tiếp cận trên thềm đường băng. Cơ quan điều tra hàng không đã giữ lại
thiết bị ghi âm buồng lái để phân tích dữ liệu phục vụ điều tra nguyên
nhân sự cố.
Đây chỉ là 2 trong 7 sự cố của Vietnam Airlines, được cơ quan chức năng cho là 7 sự kiện uy hiếp an toàn trong lĩnh vực hành không ở Việt Nam trong tháng 5/2012.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, đội bay của Vietnam Airlines có tổng cộng 80 máy bay, với tuổi bay gần 10 năm; hầu hết là máy bay A321. Trong tháng 5, đã phục vụ 9906 chuyến (trung bình mỗi máy bay thực hiện 4 chặng/ngày đêm); tần suất khai thác cao sẽ dẫn đến sự cố nhiều.
Sự lạ với hành khách, chuyện thường với nhà chuyên môn
Về việc hành khách chuyến bay VN1159 (Hà Nội – TP.HCM) phản ánh được cơ trưởng thông báo sẽ hạ cánh xuống biển, ông Hồ Minh Tấn cho rằng đây là thông báo hướng dẫn và thông báo này không có nghĩa là máy bay sẽ hạ cánh xuống biển.
Thông báo máy bay hạ cánh xuống biển được cơ trưởng phát thanh vào khoang hành khách, khi khu vực này không thiếu không khí để thở. Máy bay bị rò rỉ khí và phải bổ nhào từ độ cao 35.000-40.000 feet (gần 10 km so với mặt đất) xuống 10.000 feet (tương đương 3km) để cân bằng áp suất. Mặt nạ dưỡng khí bung ra; một số hành khách đang cơn hoảng sợ, không biết sử dụng ra sao và không thấy có oxy trong mặt nạ.
Về 1 sự cố khác của máy bay Vietnam Airlines khiến hành khách run sợ, ông Hồ Minh Tấn cũng nhận định “Bình thường thôi!”. Đó là tiếng nổ lớn mà hành khách (ngồi trong máy bay) nghe thấy khi khối sắt này vừa chạm đường băng sân bay Tân Sơn Nhất tối ngày 5/6. Phi công nghi ngờ lốc động cơ hoặc nổ lốp, còn ông Tấn thì nói: “Tiếng nổ to nhỡ đâu là tiếng bắn chim ngoài sân bay (ở sân bay vẫn có quy trình đuổi chim như thế). Phi công họ nghe, họ tưởng nhầm!?”.
Đến nay, Cục Hàng không Việt Nam vẫn chưa xác định được tiếng nổ nói trên xuất phát từ đâu.
Ông Tấn cho rằng tất cả các sự cố ảnh hưởng an toàn bay đều phải được điều tra, và điều tra ở mức độ nào thì còn theo mức độ ảnh hưởng của sự cố. Với những vụ việc lớn (như động cơ máy bay cháy ở Cam Ranh và máy bay lao ra khỏi đường băng khi hạ cánh trên sân bay Tân Sơn Nhất), ban An toàn Bay Cục Hàng không Việt Nam sẽ thông báo kết quả điều tra khi có kết luận chính thức.
Tháng 5, run sợ bay Vietnam Airlines
Tháng “vận hạn”
1 tháng, 7 sự cố lớn Vietnam Airlines
Máy bay VNA phát ra tiếng nổ lớn khi hạ cánh
Bay VNAirlines: Thế nào là sự cố nghiêm trọng?
Ông Tấn nhận định, tháng 5/2012 máy bay VietNam Airlines gặp 7 sự cố bất thường. Trong đó, có 2 sự cố tiêu biểu, phải áp dụng đến phương pháp khẩn nguy: máy bay xông ra khỏi đường băng và sự cố động cơ máy bay bị cháy ở Cam Ranh.
Hai sự cố này, theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam là “sự cố nghiêm trọng cần phải tiến hành điều tra”. Các máy bay liên quan 2 sự cố đều là A321; đã dừng bay để khắc phục kĩ thuật và điều tra nguyên nhân sự cố.
Cụ thể, ngày 27/5 chuyến bay VN1522 chặng Cam Ranh – Hà Nội,
trong khi chạy đà cất cánh với với tốc độ hơn 100km/giờ, bị phát nổ và
cháy ở khu vực động cơ số 2, tổ bay phải tắt ngay động cơ và xả bình dập
cháy. Việc cất cánh lập tức bị hủy bỏ.
Đây chỉ là 2 trong 7 sự cố của Vietnam Airlines, được cơ quan chức năng cho là 7 sự kiện uy hiếp an toàn trong lĩnh vực hành không ở Việt Nam trong tháng 5/2012.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, đội bay của Vietnam Airlines có tổng cộng 80 máy bay, với tuổi bay gần 10 năm; hầu hết là máy bay A321. Trong tháng 5, đã phục vụ 9906 chuyến (trung bình mỗi máy bay thực hiện 4 chặng/ngày đêm); tần suất khai thác cao sẽ dẫn đến sự cố nhiều.
Sự lạ với hành khách, chuyện thường với nhà chuyên môn
Về việc hành khách chuyến bay VN1159 (Hà Nội – TP.HCM) phản ánh được cơ trưởng thông báo sẽ hạ cánh xuống biển, ông Hồ Minh Tấn cho rằng đây là thông báo hướng dẫn và thông báo này không có nghĩa là máy bay sẽ hạ cánh xuống biển.
Thông báo máy bay hạ cánh xuống biển được cơ trưởng phát thanh vào khoang hành khách, khi khu vực này không thiếu không khí để thở. Máy bay bị rò rỉ khí và phải bổ nhào từ độ cao 35.000-40.000 feet (gần 10 km so với mặt đất) xuống 10.000 feet (tương đương 3km) để cân bằng áp suất. Mặt nạ dưỡng khí bung ra; một số hành khách đang cơn hoảng sợ, không biết sử dụng ra sao và không thấy có oxy trong mặt nạ.
Về 1 sự cố khác của máy bay Vietnam Airlines khiến hành khách run sợ, ông Hồ Minh Tấn cũng nhận định “Bình thường thôi!”. Đó là tiếng nổ lớn mà hành khách (ngồi trong máy bay) nghe thấy khi khối sắt này vừa chạm đường băng sân bay Tân Sơn Nhất tối ngày 5/6. Phi công nghi ngờ lốc động cơ hoặc nổ lốp, còn ông Tấn thì nói: “Tiếng nổ to nhỡ đâu là tiếng bắn chim ngoài sân bay (ở sân bay vẫn có quy trình đuổi chim như thế). Phi công họ nghe, họ tưởng nhầm!?”.
Đến nay, Cục Hàng không Việt Nam vẫn chưa xác định được tiếng nổ nói trên xuất phát từ đâu.
Ông Tấn cho rằng tất cả các sự cố ảnh hưởng an toàn bay đều phải được điều tra, và điều tra ở mức độ nào thì còn theo mức độ ảnh hưởng của sự cố. Với những vụ việc lớn (như động cơ máy bay cháy ở Cam Ranh và máy bay lao ra khỏi đường băng khi hạ cánh trên sân bay Tân Sơn Nhất), ban An toàn Bay Cục Hàng không Việt Nam sẽ thông báo kết quả điều tra khi có kết luận chính thức.
-
Tĩnh Phan
(Theo vietnamnet)