Lớp quấn keo bên ngoài dây điện có vấn đề; các đại lý “mồi chài” lắp thêm những thiết bị không đúng cách, dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng…
Sau khi đăng tải hàng loạt thông tin liên quan tới các vụ cháy xe mang tên hãng Honda, đặc biệt là sau khi VOV online nhận được công văn trả lời của Honda Việt Nam có chữ ký của Giám đốc Công ty Honda Việt Nam, tòa soạn đã nhận được hàng trăm phản hồi từ độc giả, trong đó có những góp ý về một số chi tiết liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của hãng.
Xe Honda SH cháy trơ khung ngày 12/12
|
VOV Online xin trích đăng một trong số những phản hồi tiêu biểu, do độc giả Minh Thành (Minh120474@gmail.com), người cho biết đã làm Giám đốc chất lượng và Giám đốc kỹ thuật cho một công ty Nhật 16 năm nay:
“Kính gửi ông Koji Onishi (Director of Honda VietNam).
Tôi đã theo dõi diễn biến điều tra từ cơ quan chức năng vụ việc Chị Quỳnh và Bé Vân (vụ nổ xe Dream ở Bắc Ninh-PV), và các vụ cháy xe khác…. Đến nay tôi cung cấp cho ông một số thông tin tới Honda Việt Nam:
Việc dùng keo đen quấn bên ngoài dây điện có 2 chức năng chính: Làm gọn dây điện, tránh bị đứt làm phát sinh tia lửa gây cháy nổ; tránh chuột cắn gây hở mạch điện chạm với sườn xe sẽ phát cháy, nếu cháy ống dẫn xăng vào bình chứa sẽ gây nổ. (Khi mở chiếc Dream lùn cũ trước đây, tôi thấy chuột chỉ cắn những chỗ không quấn keo. Tôi suy đoán chuột sợ vị của keo?).
Hiện nay dòng xe trung cấp là Lead và Air Blade thì việc quấn keo bảo vệ này rất cẩu thả. Tôi mới mua 2 chiếc xe này ở đường Lý Thường Kiệt, TP HCM, khi tháo phần vỏ nhựa xe ra để dán keo bảo vệ sơn và tình cờ kiểm tra thì phát hiện dây điện được quấn không tốt, lòi các cụm dây rất dễ bị đứt và bị chuột cắn, tôi phải mua keo tự quấn lại. Tôi nghỉ Honda Việt Nam nên thu hồi xe để khắc phục.
Nhiều cửa hàng ủy nhiệm hoặc đại lý của Honda hay dùng cách lừa khách hàng để tăng doanh thu, có thể dẫn tới các sự cố như: Trong khi khách hàng đang làm thủ tục thanh toán thì mấy anh bảo trì tháo tung dàn nhựa của xe, chủ xe đề nghị gắn thêm đồ phụ trợ như: dụng cụ báo hệ thống phun xăng (150. 0000 đồng), báo trộm (50.0000 đồng), dàn stainless steel (300.0000 đồng)...
Theo tôi, những thứ linh tinh này xuất xứ không rõ ràng, nếu mua ở chợ Tân Thành (TP HCM) giá chỉ bằng 1/4. Thường thì chủ xe ngậm bồ hòn mà gắn vì tiền đã thanh toán, và xe đã bị tháo ra.
Khi đi bảo hành lần đầu lại dính thêm cú lừa: Theo quy định của Honda, sau 1000km, xe chỉ cần thay nhớt, và theo giá của Honda chỉ có 75.000 đồng, nhưng khi thanh toán tới 680.000 đồng. Khi tôi hỏi thì được giải thích như sau: Thay nhớt máy, nhớt hộp số, dầu làm lạnh… Trong đó, có những chi tiết có thể gây nguy hiểm là bulong tháo dầu có nam châm (200.000 đồng) “không rỏ nguồn gốc”, dầu xịt dây điện dạng giống RP7 “không rõ nguồn gốc” xịt dây điện, hệ thống phun xăng và toàn xe.
Tôi thấy bộ phận quản lý chất lượng của Honda Việt Nam nên xem lại trách nhiệm của mình để cải tiến và giữ thương hiệu tốt về dòng xe máy tại Việt Nam”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét