Nội dung bài phản biện nói lên sự không thống nhất quan điểm giữa ông Đinh La Thăng Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải , người giữ vai trò Phó thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và ông Trần Đại Quang Bộ trưởng Bộ Công an, bộ giữ vai trò đồng Phó chủ tịch UB ATGT Quốc gia. Ông Thăng thì cho rằng nguyên nhân cơ bản gây ra nhiều tai nạn giao thông và ách tắc giao thông là sự quản lý yếu kém của chính quyền và cơ quan chức năng trông đo không ngần ngaị chỉ ra nạn mãi lộ đã làm người dân nhờn luật. Còn ông Quang thì lại cho rằng do ý thức người tham gia giao thông quá kém.
Đây không chỉ là chuyện nói chơi
bên lề hội nghị mà là phát biểu chính thức của hai ông trên diễn đàn
quốc hội có truyền hình trực tiếp
Nay được biết Chính phủ sẽ giải
thế Ủy ban An toàn giao thông quốc gia , thay vào đó là Một Ban chỉ đạo
chuyên ngành do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban. Sẽ giải
thể Báo Bạn đường , cơ quan ngôn luận và tuyên truyền của Ủy ban, sẽ thu
hẹp vai trò của Văn phòng thường trực của Ủy ban, ,văn phòng thôi làm
chủ các dự án an toàn giao thông mà các nhà đầu tư nước ngoài đang phản
đối . Một ủy ban quốc gia hoành tráng còn chẳng làm nên cơm cháo gì thì
không biết một Ban chỉ đạo liên ngành phối hợp lóng léo sẽ ra sao đây ?
Người viết đã tiên lượng một khi
hai “ông kễnh” còn chưa thống nhất được quan điểm với nhau thì sẽ chẳng
bao giờ hết được ách tắc giao thông và giảm được tai nạn giao thông. Ông
Thăng nói thế chứ nói mạnh nữa cũng chẳng xoay chuyển được cục diện vì
người thi hành công vụ là cảnh sát giao thông không do ông quản lí . Có
nước người ta đã giao cảnh sát giao thông cho Bộ Giao thông quản lí ,
lúc đó cảnh sát hình sự, cảnh sát kinh tế tha hồ điều tra sự giầu lên
nhanh chóng của cảnh sát giao thông , cảnh sát giao thông sẽ luôn bị
đồng nghiệp “sờ gáy” chứ không tự tung tự tác như hiện nay . Nhưng
chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra ở Việt Nam vì cảnh sát giao thông được
coi là lực lượng”chuyên chính vô sản’ có súng , có gậy ,có quân phục để
bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
Chuyện có vẻ êm êm đâu lại vào
đấy nếu không có các cuộc chất vấn đại biểu hội đồng nhân dân hai thành
phố và phát biểu của các quan chức mấy ngày vừa qua. Qua trả lời chất
vấn của các vị Phó chủ tịch phụ trách ngành thì dư luận một lần nữa tỏ
ra thất vọng. Nhiều công trình giao thông chậm tiến độ như quốc lộ 32 ,
như đường Hoàng Hoa Thám … ở Hà Nội mà lí do lãng nhách là giá thi công
đội lên so với dự toán nên nhà thầu không tích cực hoàn thành .
Lạ. !
Công trình chậm cả vài năm nay , tiền thanh toán từng đợt tiêu đã hết
nay đòi tăng giá vì giá nguyên vật liệu tăng. Sao không cách chức Ban
quản lí dự án như ông Thăng đã và đang làm .
Kiểu rung chuông dọa khỉ đã
có tác dụng đối với các công trình do Bộ làm chủ đầu tư nhưng Hà nội
thì không! Cách đây hơn một năm ông chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo về
thị sát đường 32 đoạn qua Nhổn và chỉ thị phải nhanh chóng giải phóng
mặt bằng. Nay thì mặt bằng đã giải phóng xong nhưng đường thì mới chỉ
thông xe kĩ thuật và chưa biết đến bao giờ hoàn chỉnh . Còn đường Hoàng
Hoa Thám thì đóng băng hơn một năm nay trong khi đoạn đường mới mở nối
dốc Đốc Ngữ với đường Văn Cao thì làm nhanh kỉ lục vì nghe nói có nhà
một vị Phó chủ tịch phụ trách quy hoạch ở đó ló ra mặt tiền nên làm
nhanh kịp trước khi nghỉ hưu
Hôm rồi nghe ông Nguyễn Văn Khôi
Phó chủ tịch phụ trách giao thông ấp úng trả lời dại biểu hội đồng nhân
dân khi nhà các cơ quan Bộ chuyển ra ngoại thành thì đất đó có biến
thành chung cư cao tầng không . Ông Khôi lấp lửng “quy hoạch đã có từ
trước” Nghĩa là chỗ đó sẽ được đấu thầu, nhà đầu tư đổ của vào các khu
đất vàng và mật độ dân cư sẽ tiếp tục tăng và như thế chả bao giờ giảm
được ách tắc giao thông cả
Tại sao không có một ông quan
thanh liêm dám ra tay phủ quyết các dự án đã được duyệt mà vi phạm vấn
đề dãn dân. Tại sao không quyết biến cơ quan Bộ Công an, Bộ Giao thông
vận tải, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ ngoại giao …sau khi di chuyển đi dành
đất đó làm công viên, làm bãi đậu xe…Tại sao lại lập luận rằng phải bán
đất đó đi thì mới có tiền xây trụ sở mới. Tại sao nhà nước không bỏ
tiền ra để các Bộ , các Trường xây trụ sở để cải tạo môi trường sống đã
quá ngột ngạt ?
Phải chăng có cả một nhóm lợi ích
đứng đằng sau các phi vụ này . Nhóm lợi ích này không loại trừ bất kì
ai nên biết rằng bán đất vàng cho doanh nghiệp là muôn đời làm cho Hà
Nội manh mún chật chội và ách tác giao thông nhưng tất cả đều phớt lờ
trong nhiệm kì công tác của mình ? Rồi đổ cho chính phủ phê duyệt . Nếu
Hà Nội không mạnh tay hi sinh lợi ích nhóm thì sao chính phủ dám duyệt ?
Tại sao chuyển chuyển đổi giờ làm
việc để dãn mật độ giao thông giờ cao điểm mà thành phố cứ phải họp đi
họp tới rồi lại phải trình xin ý kiến chính phủ quyết định. Phải chăng
nếu không thành công hoặc thất bại thì có cớ đổ tại Chính phủ. Tại các
ông cứ ép tôi chứ tôi có muốn thay đổi gì đâu .
Chỉ một chi tiết nhỏ đó
thôi có thể thấy vai trò quản lí nhà nước của hai thành phố có vấn đề
không nhỏ chút nào
Rõ ràng nếu hai thành phố không
vì quyền lợi của người dân, không vì tương lai tươi đẹp cho con cháu
muôn đời sau mà chỉ vì quyền lợi cá nhân trước mắt cho bản thân họ và
cho con họ , thì đến đời cháu thứ nhất, thứ hai của họ sẽ phải trả giá .
Một mình ông Thăng không thể “đội
đá vá trời” .Ông đã phải tuyên bố “Đến tôi cũng không thể đi xe buýt”
là ông đã công nhận “va đầu vào đá” rồi .Không biết sau đây ông còn
miếng võ nào nữa hay không ?
Còn chuyện mãi lộ . Gần đây lại
ầm ĩ chuyện công an thành phố Hồ Chí Minh quy định CSGT không được mang
theo trong túi quá 100 ngàn đồng. Chuyện này chẳng có gì mới. Cách đây
10 năm nguyên Bộ trưởng Bộ Công an Nguyễn Thiện Ngộ đã quy định như
vậy(50.000 đồng) nhưng có ai thực hiện đâu, có ai kiểm tra kiểm soát
đâu. Rồi có lần ông Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm phân
trần “có cái gì ngoài đường mà hấp dẫn người ta đến thế?”. Ông Thượng
tướng mới phong Trần Đại Quang thì thông báo đã kỉ luật hơn hai trăm cán
bộ vi phạm quy trình và rằng có hơn 3000 CSGT từ chối nhận hối lộ thì
chả ai nói đến. Người ta chả nói đến vì đó là những con số qua xa sự
thật .
Tôi là một nhà báo. Có lần dẫn
một đoàn nhà báo đi thực tế về an toàn giao thông ở Nghệ An, đến một
Tram kiểm soát giao thông tôi hỏi Trung tá đội trưởng : “Xin đồng chí
giới thiệu một tấm gương cảnh sát giao thông không nhận hối lộ để các
nhà báo viết tuyên truyền gương người tốt việc tốt” Đồng chí Trung tá
ngớ người trước câu hỏi cắc cớ đó và không trả lời được
Không cần bát tận
tay day tận mặt. Cứ hỏi người dân nơi cảnh sát giao thông cư trú xem,
cấp bậc gì ,đội trưởng, đội phó, trưởng phòng hay phó phòng làm việc
trong nhà hay ngoài đường, họ mới vào nghề bao nhiêu năm, có bao nhiêu
nhà, bao nhiêu xe tải cho thuê… là rõ hết . Hãy la cà câu chuyện với các
chủ xe khách chạy tuyến quốc lộ, họ sẽ kể cho bạn nghe họ đã đóng hụi
chết như thế nào và vì sao xe họ chạy vù vù mà không bao giờ bị bắn tốc
độ
Chừng nào còn nương tay với mãi
lộ , xe còn phóng nhanh vượt ẩu thì tai nạn nghiêm trọng xe tải đấu đầu
xe khách còn xảy ra và đúng như Phó Giàm đốc Công an thành phố Hồ Chí
Minh Phạm Thanh Minh trần tình “giảm 10% tai nạn là rất khó “
Với tư duy nhiệm kì và lợi ích
nhóm thâm căn cố đế, câu chuyện ách tắc giao thông và tai nạn giao thông
sẽ không bao giờ có hồi kết tươi sáng ở cái đất nước việc đi lại còn
hỗn mang này .
http://quechoa.info/2011/12/11/vi%E1%BA%BFt-ti%E1%BA%BFp-cau-chuy%E1%BB%87n-b%E1%BA%BF-t%E1%BA%AFc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét